Mẹ tôi sinh 3 cô con gái,ồngtôitínhtoántiềnxăngxekhiđưamẹvợđikhámbệnhận định cúp fa đều có công việc ổn định, thu nhập khá. Các con rể làm ăn tốt nên bố mẹ cũng cảm thấy an tâm. Tuổi già, ông bà nương tựa vào nhau, không phải nhờ vả con cái. Vả lại, chúng tôi đều lấy chồng không quá xa nhà nên khi có việc cần, mẹ gọi là chúng tôi về ngay lập tức.
Ngày trước, mẹ hay làm nông nhưng tôi động viên mẹ nghỉ ngơi, ở nhà trồng vườn. Nhà có cây gì, mẹ thích trồng lấy quả ăn thì trồng, còn lại dành thời gian đi chơi, vui vẻ cùng con cháu. Sau này, mẹ cũng nghe nên bán hết ruộng. Mỗi lần về quê, không khí vui vẻ, êm đềm lắm.
Mẹ luôn tự hào về 3 cô con gái nhưng đổi lại, 3 chàng rể mẹ chưa thực sự ưng ý. Mẹ hay dặn chúng tôi phải cố gắng giữ gia đình yên ấm, để chồng hiểu vợ, coi trọng vợ, như vậy gia đình mới hạnh phúc. Tôi nhớ lời mẹ nên rất dung hòa, cuộc sống vợ chồng tôn trọng lẫn nhau.
Bản thân tôi cũng chưa thực sự ưng ý hai người anh rể của mình bởi các anh có vẻ hơi tính toán. Các dịp lễ, Tết, ngoài tôi, các anh không chủ động mua thứ gì đến biếu bố mẹ. Tôi nhắc nhở các chị bảo chồng mình thì các chị có phần hơi ngại. Khổ nỗi, hai chị lớn để chồng quản lý chi tiêu trong nhà. Dù là việc cỏn con, các chị cũng phải thương lượng với chồng, không dám tự quyết.
Dịp Tết, tôi bàn với các chị góp tiền mua đào, quất cho bố mẹ nhưng các chị đều thờ ơ, coi như không. Chị gái tôi bảo: "Bố mẹ có tiền có thể tự lo. Khi nào ông bà không có tiền, cần con cái hỗ trợ, lúc đó tính sau". Tất nhiên vài đồng nhỏ không đáng gì nhưng đó là tấm lòng, là tình cảm, bố mẹ cũng thấy được an ủi.
Có lúc bố mẹ ốm đau, tôi nói 3 người con góp tiền biếu nhưng bố mẹ đều không nhận. Mẹ biết tính các anh rể nên không dám nhận, sợ vì chuyện đó mà gia đình con cái rạn nứt, cãi vã.
Vì các anh như vậy nên tôi lúc nào cũng nhắc nhở chồng mình. Có lúc tôi tự hào rằng, mình quản được chồng, ép anh làm theo ý mình. Nhưng tôi đâu hiểu, đằng sau đó là sự ấm ức của anh.
Hôm trước, mẹ ốm, tôi nhờ chồng chở mẹ đi viện khám. Tôi có nói anh cứ chi tiền để mẹ khám bệnh rồi về tính sau nhưng chồng tôi bảo: "Làm vậy bố mẹ lại ngại. Em cứ để bố mẹ tự lo, khi nào bố mẹ cần hỗ trợ thì mình hỗ trợ. Ông bà già rồi, còn đi viện nhiều, đâu phải lúc nào cũng một mình mình chi được".
Nghe chồng nói, tôi thấy có lý nên bỏ qua chuyện đó. Mẹ tôi cũng dặn không cần mang tiền khám vì mẹ đã chuẩn bị sẵn sàng. Nhưng điều tôi không ngờ tới là tối hôm đó, chồng về tính toán cả tiền xăng chở mẹ đi viện. Đọc được tin nhắn anh gửi cho mẹ, tôi choáng vô cùng.
Tôi còn phát hiện đây không phải lần đầu mà những lần trước đó, mẹ cũng luôn trả tiền xăng cho chồng tôi và lần nào anh cũng vui vẻ nhận. Đi có vài kilomet khám bệnh, anh cũng phải tạt vào đổ xăng là sao, khác gì anh đang cố tình làm khó mẹ, muốn đòi tiền của mẹ.
Thảo nào trước giờ tôi cứ khen chồng thoáng tính trước mặt mẹ nhưng mẹ chưa từng đồng tình. Mẹ chỉ cười để dĩ hòa vi quý. Giờ đây, tôi hiểu ra mọi chuyện.
'Tôi chỉ tự huyễn hoặc bản thân, tự vỗ ngực khen chồng, chê bai anh rể. Nhưng thực ra chồng tôi lại là loại đàn ông "đại ki bo". Nếu không phải người tính toán, ki bo thì anh không thể lấy 100.000-200.000 tiền xăng của người ốm, là mẹ vợ của anh.
Sau hôm đó, chúng tôi cãi nhau một trận to. Những lời chồng nói khiến tôi thấm thía: "Các anh rể em không đưa đi, toàn anh đưa mẹ đi khám, vậy là quá lắm rồi. Tiền bạc mẹ trả thì anh nhận, có gì đâu. Em hỏi các chị gái em, anh rể của em xem chi được cho mẹ em đồng nào chưa? Em cho mẹ bao nhiêu rồi còn gì. Khi nào bà không có khả năng trả thì hẵng hay".
Tôi đã thấm thía tất cả. Đúng là phụ nữ phải tự chủ kinh tế mới có thể tự quyết mọi việc trong gia đình. Tôi nhất định sẽ vươn lên, để chồng tôi phải sáng mắt ra và biết thế nào là "tiền của vợ, vợ thích làm gì thì làm".
Theo Dân trí
相关文章:
相关推荐:
0.3172s , 7583.484375 kb
Copyright © 2025 Powered by Chồng tôi tính toán tiền xăng xe khi đưa mẹ vợ đi khám bệnh_nhận định cúp fa,Betway